Vinaora Nivo Slider 3.x

TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN DN HAY TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ CỔ ĐÔNG?

26-07-2017
Thanh Nam Tax
Quản trị tài chính
8897

 

Để hiểu mục tiêu đích thực của doanh nghiệp là gì? Và làm sao để đạt được mục đích ta cần làm rõ hai khía cạnh là: Gia tăng giá trị của cổ đông (Shareholder value added – SVA) và Tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 

Đặt vấn đề về tính hiệu quả của doanh nghiệp người ta quan tâm tới lợi nhuận và dòng tiền hoạt động (trong ô màu xanh lá) với lập luận là để doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhằm duy trì sự liên tục và phát triển tốt thì chúng ta đều dựa vào lợi nhuận, dòng tiền hoạt động (Cash flow from operations) bản chất của lợi nhuận được hình thành trong một thời điểm nhất định bằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí phát sinh tại thời điểm đó nhưng chưa quan tâm tới tính thời điểm của dòng tiền, suất chiết khấu và khoản mục nợ vì ba thành phần này cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp. Nếu không cẩn thận chúng ta có thể sa vào cái bẫy lợi nhuận mà quên đi mục đích thực sự của mỗi doanh nghiệp (Corporate Objective) là làm gia tăng giá trị cho cổ đông thông qua đó mới mang lại nguồn thu nhập lâu dài cho cổ đông (Shareholder return) bằng các khoản chia cổ tức (Dividends) và lãi vốn (Capital gains).

 

1) Để có được lợi nhuận cao ban điều hành thường đưa ra các quyết định mang lại tính hiệu quả ngắn hạn như: Bỏ qua việc xem xét thời điểm của dòng tiền, chất lượng của lợi nhuận và rủi ro như: Như ban điều hành muốn làm gia tăng doanh thu bằng cách thay đổi các thành phần trong cấu trúc sản phẩm từ đó làm giảm chất lượng tuy vẫn giữ được tính năng cốt lõi của sản phẩm việc làm này tuy làm tăng được lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng xét trong dài hạn doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến khiếu kiện về chất lượng của sản phẩm kém, gia tăng chi phí bảo hành và đổi trả sản phẩm mới, và quan trọng hơn nữa là bị khách hàng tẩy chay sản phẩm gây thiệt hại đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, mở rộng chính sách tín dụng bằng cách bán chịu, chiết khấu cao hơn mà không xét đến khả năng thanh toán thu hồi công nợ kéo theo nợ xấu tăng làm mất cân đối dòng tiền gây ảnh hưởng đến yếu tố phát triển bền vững (Sustainable growth) của doanh nghiệp, sử dụng những thủ thuật là đẹp sổ sách nhằm né tránh thuế, chuyển giá, ít quan tâm đến yếu tố rủi ro khi sử dụng cấu trúc vốn mang tính mạo hiểm, có xu hướng sử dụng các khoản chi phí vốn bất lợi trong dài hạn.

 

2) Quá đề cao lợi nhuận dẫn đến đưa ra các quyết định không xét đến yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: đầu tư tài sản như máy móc, nhà xưởng, công nghệ cung cấp sản phẩm dịch vụ không mang tính bảo vệ môi trường, tiêu hao tài nguyên.v.v…

Không ít doanh nghiệp chọn lợi nhuận nên đã bị cuốn vào hố đen mất hút trên thương trường mặc dù họ đã có tuổi đời cả trăm năm. Vậy để làm gia thăng giá trị cho cổ đông thì trong mỗi yếu tố quyết định quản trị (Management Decisions) nhà điều hành cần xem xét cả ba yếu tố là: hoạt động (Operating), đầu tư (Investment), tài trợ (Financing) sao cho đạt được sự giàu có của cổ đông (Shareholders’ wealth) mang tính dài hạn và bền vững. (Nguyễn Hoàng)

 SVA

Bài viết của Fabooker Nguyễn Hoàng-Group Phát triển DN Việt

Bình luận

Gửi bình luận

Hãy nhập đầy đủ các thông tin yêu cầu trong ô có dấu (*). Không được phép sử dụng mã HTML.

CÔNG TY TNHH Tư Vấn FAMA
Địa chỉ : 196 Vạn Kiếp, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Di động : +84913833357

Đăng ký nhận tin