Vinaora Nivo Slider 3.x

Thế nào là đối tượng cư trú ? Tax resident in Vietnam

28-10-2016
Thanh Nam Tax
Thuế nhà thầu
6011

Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
1. Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Nước ký kết” là đối tượng mà theo luật của một Nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:
1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc
1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức; hoặc
1.3. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả Nhà nước hoặc chính quyền địa phương của nước đó, trong trường hợp Hiệp định có quy định.
2. Theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam, các đối tượng sau đây được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam:
2.1. Các cá nhân là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
Ví dụ 1: Trong năm 2010, một chuyên gia Nhật Bản sang làm việc tại Việt Nam trong vòng 10 tháng. Hai tháng trong năm 2010 (tháng 6 và tháng 12) chuyên gia này về phép thăm gia đình. Trong năm 2009, chuyên gia sống và làm việc tại Nhật Bản. Năm tính thuế của Nhật Bản từ ngày 01/4 đến ngày 31/3 năm sau. Như vậy, trong năm 2010, do chuyên gia Nhật Bản đã chủ yếu làm việc tại Việt Nam và thường xuyên sống tại Việt Nam, nên mặc dù chuyên gia vẫn có nhà ở và có gia đình tại Nhật Bản và mang quốc tịch Nhật Bản, chuyên gia vẫn được coi là một đối tượng cư trú của Việt Nam cho mục đích thuế. (Quy định tại Điều 4, Khoản b, Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản). Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 01/2010 đến ngày 30/3/2010, chuyên gia được coi như đối tượng cư trú của Nhật Bản cho mục đích quyết toán thuế tại Việt Nam và Nhật Bản.
2.2. Các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam.
3. Trường hợp căn cứ vào quy định tại các Khoản 1 và 2 của Điều này, nếu một đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì vị thế cư trú của đối tượng đó được xác định như sau:
3.1. Đối với cá nhân:
Căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên dưới đây để xác định một cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam:
a) Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê hoặc nhà thuộc quyền sử dụng của đối tượng đó);
b) Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như: có việc làm; có địa điểm kinh doanh; nơi quản lý tài sản cá nhân; hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình (người thân như bố, mẹ, vợ/chồng, con, ...), xã hội (hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, ...);
c) Nếu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế;
d) Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt ở cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng như không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân đó mang quốc tịch Việt Nam hoặc được xác định là công dân Việt Nam theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu Việt Nam;
đ) Nếu cá nhân đó vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch cả hai nước thì Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ tục thỏa thuận song phương với Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
3.2. Đối với một đối tượng không phải là cá nhân:
Tùy theo quy định cụ thể tại mỗi Hiệp định để xác định một đối tượng không phải là cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam. Tại các Hiệp định thường quy định các tiêu thức dưới đây:
a) Nếu đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam; hoặc
b) Nếu đối tượng đó có trụ sở chính tại Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam; hoặc
c) Nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam thì đối tượng đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam (trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp hoặc ban lãnh đạo của doanh nghiệp tiến hành họp, xem xét, thảo luận và đưa ra các quyết định quản lý hoặc các quyết định về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nơi các sổ sách kế toán quan trọng nhất được lưu giữ); hoặc
d) Trường hợp đối tượng đó thành lập hoặc đăng ký tại cả hai nước hoặc có trụ sở chính, hoặc trụ sở điều hành thực tế tại cả hai nước thì nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam sẽ xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một trong hai nước thông qua thủ tục thỏa thuận song phương. Trường hợp hai Nước ký kết không đạt được thỏa thuận chung, đối tượng đó không được coi là đối tượng cư trú thuế của bất kỳ nước nào vì mục đích áp dụng Hiệp định.
Các quy định về đối tượng cư trú như trên được nêu tại Điều khoản Đối tượng cư trú (thường là Điều 4) của Hiệp định.
--------------------------------
This Circular regulates the subjects that are residents of Vietnam or of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam or of both.
1. Under the Agreements, the term “a resident of the Contracting State” means any person who, under the laws of that state, is liable to tax therein by reason of:
That person has an home, a period of residence in that State or any other criterion of similar nature, in the case of an individual; or
1.2. That person has a place of management, a registered office, or is established in that State or has any other criterion of similar nature, in the case of an organization; or
1.3. This term also includes the Government or local authorities of that State, in case where an Agreement provides.
2. According to the current laws on tax in Vietnam, the following persons are regarded as residents of Vietnam:
2.1. Individuals who satisfy one of the following conditions:
a) They are present in Vietnam for 183 or more days computed over one calendar year or 12 consecutive months as from the first day those persons arrive in Vietnam;
Individuals present in Vietnam as prescribed at this point means those who appear in the Vietnamese territory;
b) They have regular residences in Vietnam under one of two cases:
- Residences registered for permanent residence as prescribed by law on residence;
- Houses rented for residence in Vietnam as prescribed by law on dwelling house, with duration of rent contract is 183 days or more in taxable year.
If an individual has regular residence in Vietnam as prescribed at this point but practically he resides in Vietnam less than 183 days in taxable year and he fails to prove that he is resident of other State, he is resident in Vietnam.
Example 1: In 2010, one Japanese expert arrived Vietnam for work within 10 months.  Two months in 2010 (June and December), this expert on leave to visit his family.  In 2009, the expert lived and worked in Japan. Taxable year of Japan is from 01/4 to 31/3 of next year. So that, in 2010, Japanese expert has worked principally in Vietnam and regularly lived in Vietnam, and although he still has house and family in Japan and hold Japanese nationality, he is still considered as a resident of Vietnam for tax purpose. (Stated in Article 4, Clause 1, Agreement between Vietnam and Japan). However, in period from 01/2010 to 30/3/2010, expert is considered as resident of Japan for purpose of tax finalization in Vietnam and Japan.
2.2. Organizations established and operating under the laws of Vietnam.
3. In cases where a person is deemed to be a resident of both Vietnam and the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam under the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, the residence position of such person shall be determined as follows:
3.1. For individuals:
The criteria in the following priority order shall serve as the basis for determining whether the person is a resident of Vietnam:
a) If that individual has a permanent home in Vietnam (either under his/her ownership or, for rented houses, his/her use right);
b) If that individual has permanent homes in both countries, but he/she has a closer economic relation in Vietnam such as: He has an employment, a business location, a place for personal property management or closer personal relations in Vietnam such as familial relation (relatives as father, mother, spouses, children, etc.), social relation (i.e. member of a social organization or professional association, etc.);
c) If it is impossible to determine in which State that individual has closer economic or personal relations or if he/she has no permanent home in either of the States but has a longer time of presence in Vietnam in the taxable year;
d) If that individual is regularly present in both Vietnam and the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam or in neither of the States but he/she holds the Vietnamese nationality, or is determined as Vietnamese citizen under nationality principle in force in of Vietnam;
dd) If that individual holds the nationalities of both Vietnam and the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam or of neither of the States, the Vietnamese competent authorities shall settle this question through mutual agreement procedure with the competent authorities of the other Contracting State.
3.2. For a subject not being individual:
Depending on specific provisions in each Agreement to determine a subject not being individual as resident of Vietnam. In the Agreements usually prescribe the following criteria:
a) If such subject is established or registered for operation in Vietnam, it shall be deemed to be resident of Vietnam; or
b) If such subject has main office in Vietnam, it shall be deemed to be resident of Vietnam; or
c) If such subject has place of effective management in Vietnam, it shall be deemed to be residents of Vietnam (place of effective management is normally the place where high-ranking officials or the leadership of enterprise meet to consider, discuss and make managerial decisions or where the most important accounting books are recorded and archived; or
d) If a subject is established or registered in both of States or has main offices or places of effective management in both of States, the Vietnamese competent authorities and competent authorities of the Contracting State to an Agreement concluded with Vietnam will determine such subject to be resident of one of two States  through mutual agreement procedure. If two States fail to reach a mutual Agreement, that subject shall not be deemed as resident for tax of any State due to purpose of applying Agreement.
Provisions on residents above are stated at provision of resident (Usually Article 4) of the Agreements.

Source: Circular 205.

Bình luận

Gửi bình luận

Hãy nhập đầy đủ các thông tin yêu cầu trong ô có dấu (*). Không được phép sử dụng mã HTML.

CÔNG TY TNHH Tư Vấn FAMA
Địa chỉ : 196 Vạn Kiếp, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Di động : +84913833357

Đăng ký nhận tin